Tin đồn về chuyện tổng giám đốc của cty phát hành sách Nhã Nam (NN) bị tố tấn công tình dục (tctd) một nữ nhân viên cấp dưới khiến cô ấy bị tổn thương tinh thần đã viral khắp cộng đồng mạng suốt mấy ngày nay. Khi bị giang cư mận chất vấn, fanpage NN còn dọa kiện.
Với những vụ tctd ở vn, theo góc nhìn chủ quan và phiến diện của tôi thì khả năng nạn nhân đòi lại được sự công bằng là cực khó, vì trong nhiều trường hợp, dù nạn nhân đã nắm được bằng chứng mười mươi đi nữa thì cũng không muốn tố vì sợ lộ danh tính của bản thân, sợ dư luận xã hội, sợ mình bị tổn thương thêm...
Dân mạng đồn rằng nạn nhân là người thân của tiến sĩ Đặng Hoàng Giang. Hai cuốn sách gần đây nhất của ông Giang do NN phát hành cũng tình cờ viết về những người bị tổn thương tinh thần. Mới đây, ông Giang đã chính thức tuyên bố chấm dứt hợp tác với NN nhưng không nêu rõ lý do.
Vụ việc này đang gây xôn xao các group sách trên fb. Nhiều người tuyên bố từ nay sẽ tẩy chay sách của NN vì đạo đức của người đứng đầu NN có vấn đề. Đối mặt với cuộc khủng hoảng truyền thông này, NN sẽ vượt qua bằng cách nào?
Tôi nhớ đến một vụ khủng hoảng truyền thông liên quan đến nhà phát hành Saigonbooks hồi năm 2020…
Vào giữa năm 2020, trong giới IELTS rộ lên tin đồn tác giả Kiên Trần chưa từng thi IELTS nhưng lại viết sách dạy tự học IELTS. Lập tức, cộng đồng mạng (cdm) ồ ạt vào fanpage của nhà phát hành sách Saigonbooks (SGB) yêu cầu họ xác minh thông tin đã in trong một cuốn sách có đính logo của họ. Thông tin cần xác minh là: “Tác giả Kiên Trần có thực sự đạt số điểm IELTS 9.0 như sách đã in và SGB đã quảng cáo hay không?” Đồng thời cdm cũng gửi mail đến NXB của cuốn sách kia đề nghị họ xác minh thông tin trên.
Đáp lại sự bức xúc của cdm, tác giả Kiên Trần khóa comment fb đối với người lạ; SGB thì tuyên bố rằng đó là thông tin cá nhân của tác giả, SGB không có quyền điều tra; NXB Thế Giới - đơn vị đã cấp phép cho lưu hành cuốn sách kia - thì chọn giải pháp im lặng là vàng!
Thông tin fake đăng trên cổng thông tin điện tử vtv.vn
Thông tin fake đăng trên cổng thông tin điện tử vtv.vn
Thất vọng trước sự vô trách nhiệm của những người làm sách, nhiều độc giả tuyên bố từ nay sẽ tẩy chay sách của SGB, một số khác thì vào fanpage của SGB công kích, chửi rủa. Thậm chí có người còn khẳng định đạo đức nghề nghiệp của anh giám đốc SGB rất có vấn đề vì anh không đứng về phía những độc giả bị lừa mà vẫn giữ tương tác “tình thương mến thương” như bình thường với tác giả Kiên Trần trên fb.
Đối mặt với cuộc khủng hoảng truyền thông này, SGB đã vượt qua như thế nào? Rất đơn giản. Đầu tiên, họ xóa những comment “tiêu cực” trên fanpage SGB và cả trên trang fb đầy đạo lý của anh giám đốc SGB, block luôn những người đã viết những comment ấy. Sau đó là nhiều đợt khuyến mãi giảm giá sách được SGB chạy nối tiếp nhau… Qua một thời gian, sự việc nhanh chóng rơi vào quên lãng, SGB vẫn bán sách bình thường như chưa có chuyện gì xảy ra, tác giả Kiên Trần vẫn tiếp tục làm giàu nhờ các khóa học lùa gà, trở thành thần tượng trong mắt của nhiều người với chuỗi thành tích fake, được nhiều bạn trẻ gọi là thầy, giao du với nhiều KOL như Thái Phạm, MC Trần Quốc Khánh, nhà văn Di Li…
Nhìn vào cách SGB và tác giả Kiên Trần xử lý khủng hoảng truyền thông, có thể NN sẽ rút ra được kinh nghiệm gì đó cho mình chăng?
Chúng ta phải chấp nhận một sự thật nghiệt ngã rằng: có rất nhiều nạn nhân bị tctd và những người bị lừa sẽ vĩnh viễn không bao giờ đòi lại được công bằng, còn những kẻ thủ ác thì vẫn cứ nhởn nhơ với cuộc sống chất lừ. Và khi một xã hội có đầy rẫy sự bất công, người ta sẽ tìm đến tôn giáo và thuyết nhân quả như một chỗ dựa tinh thần, giúp vơi đi nỗi bất mãn trong lòng; rồi người ta lại rơi vào cái bẫy thao túng trục lợi khác của bọn xàm tăng với những tà thuyết về nhân-quả-tội-phước… (tôi xin phép không bàn sâu thêm về chủ đề này để tránh đi lạc đề).
Về thông điệp mà anh sếp tổng đăng trên page NN lúc đêm muộn thì tôi không coi đó là lời của một người thừa nhận mình có lỗi, mà đó là lời "đổ lỗi" được gắn thêm chữ "xin lỗi" cho có vậy thôi, kiểu như: Tôi xin lỗi cô - VÌ CÔ ĐÃ NGHĨ QUÁ LÊN NHƯ THẾ! Thậm chí còn mang hàm ý trách móc nạn nhân rằng cô đã làm phiền đồng nghiệp, bạn bè, đối tác, độc giả của công ty tôi bởi những tin đồn sai sự thật!
Sau vụ này, chắc chắn sẽ có không ít người đang "kỳ vọng" xem tác giả Đặng Hoàng Giang sẽ bảo vệ quyền lợi cho người thân của mình bằng cách nào, vì người ta thấy ông Giang "trừng phạt" NN bằng cách dừng hợp tác thì nhẹ nhàng quá.
Tôi nghĩ chúng ta không nên đặt lên ông Giang cái "kỳ vọng" ấy, vì nếu nạn nhân không muốn kiện hoặc không nắm bằng chứng vững chắc để kiện thì ông ấy cũng đâu thể làm gì hơn. À, nếu cố lắm thì ông Giang sẽ thuật lại câu chuyện tctd này trong cuốn sách tiếp theo của mình để bàn dân thiên hạ hiểu thêm một chút về vị tổng giám đốc "gốc to" của NN d.âm d.ê thế nào qua góc nhìn của nữ nhân vật được phỏng vấn trong sách. Nếu điều đó xảy ra, tôi sẽ mua ủng hộ ông Giang một cuốn.
Kể thêm một chút. Cách đây gần 20 năm, cô giáo dạy văn thời cấp 3 của tôi đã kể lại câu chuyện cô ấy bị ông hiệu trưởng tctd trong cuốn sách đầu tay của cô (sách tên là “Bài Học Đầu Tiên”, tác giả Trần Thị Hồng Hạnh, do NXB Trẻ phát hành). Tất nhiên là cô chỉ dám tiết lộ điều này sau khi đã nghỉ dạy. Tôi đã ủng hộ cô giáo mình bằng cách mua 1 cuốn về đọc, và nhận ra câu chuyện của cô kể rất khác so với phiên bản mà tôi hóng được từ một số nhân chứng khác. Tôi kể ra thêm để nhắc nhở chính mình rằng hãy khoan sồn sồn lên chửi khi mới hóng được một câu chuyện bất bình nào đó. Còn quý vị tin thế nào và hành động ra sao thì tùy. Dù sao thì trái đất vẫn quay, mặt trời vẫn mọc, cuộc đời là một đóa hoa, và những drama, nếu khéo hít thì vẫn bổ phổi.